Giảm giá sản phẩm là hình thức cạnh tranh được sử dụng rất nhiều trong kinh doanh. Phương thức này không mới nhưng đem lại hiệu quả cao, vì khách hàng nào cũng muốn mua sản phẩm với mức giá hời. Tuy nhiên, cuộc đua về giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, thậm chí là sự tồn tại của cửa hàng.
Vậy, làm thế nào để đối phó khi đối thủ mạnh hơn bạn sử dụng chiêu bán phá giá thị trường? Dưới đây là một số gợi ý:
Cạnh tranh bằng lợi thế khác biệt
Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến về giá, cửa hàng khôn ngoan sẽ tập trung vào việc xây dựng những lợi thế cạnh tranh của riêng mình mà đối thủ không có được:
- Đa dạng chủng loại hàng hóa
- Cung cấp những mặt hàng mới chưa từng bán ở khu vực kinh doanh của bạn
- Nâng cao chất lương chăm sóc, hậu mãi sau bán
- Cung cấp những dịch vụ tiện lợi nhất như: giao hàng nhanh trong 2h, miễn phí ship trong bán kính 5km,…
Rà soát lại chính sách giá sản phẩm để không quá chênh lệch với đối thủ
Để tập trung sức lực, sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài, ngoài việc phát huy sở trường của mình thì bạn cũng cần rà soát chính sách giá sản phẩm cho phù hợp. Tất nhiên, bạn không thể giảm giá dưới mức giá vốn nhưng bằng cách này, bạn sẽ xóa bỏ được mức chênh lệch quá lớn về giá cả so với đối thủ.
Giảm thiểu chi phí
Giảm thiểu chi phí cố định cũng là cách làm khôn ngoan giúp cửa hàng của bạn điều chỉnh được giá bán không quá chênh lệch với đối thủ. Để giảm thiểu được chi phí này, bạn cần ngồi lại để tối ưu quy trình hoạt động, ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh như Nextshop để giảm thiểu thất thoát và chi phí thuê nhân sự.
Phương thức cạnh tranh về giá chỉ có thể thực hiện được trong ngắn hạn. Vì vậy khi rơi vào tình trạng này, bạn hãy bình tĩnh phát huy thế mạnh của mình.