Ngày nay, chuyển đổi số ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, bắt chung nhịp với sự hiện đại hoá của toàn đất nước. Không những thế, Chính phủ Việt Nam và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hãy cùng NextPay tìm hiểu về các xu hướng chuyển đổi số đang “làm mưa làm gió” ở Việt Nam nhé!

4 xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam
4 xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam

1, Điện toán đám mây – xu hướng được xem là chủ đạo trong năm 2022

Điện toán đám mây giúp bảo trì, lưu trữ, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu dựa trên Internet bằng cách khai thác các máy chủ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phát triển website, ứng dụng, phân tích, vận hành Big Data, lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server, chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock một cách dễ dàng. Sử dụng điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng hơn.

2, Chuyển đổi số IOT (Internet vạn vật)

IOT đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến với mục tiêu kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống qua internet. Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và hoạt động của công ty. Các doanh nghiệp tích hợp IOT giúp quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, nó còn giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số chính như vận hành hiệu quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn.

3, Ứng dụng Robot vào lĩnh vực sản xuất

Robotics cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn vào năm 2021. Việc sử dụng robot đã phát triển theo thời gian, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng robot trong nhiều lĩnh vực như logistic, kỹ thuật, y học,… Chuyển đổi số bằng robot sẽ cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường lao động. Đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa những sai sót trong quá trình sản xuất. Vì vậy nên nó giúp mỗi doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt và nâng cao uy tín của thương hiệu trên thị trường.

4, Công nghệ Thực tế ảo VR

Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này giúp người dùng bước vào môi trường ảo, trở thành một phần trong đó. VR mang tới cho người sử dụng trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác. Công nghệ này hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong ngành y học, du lịch, bất động sản, kỹ thuật,…Với những ngành kỹ thuật, kiến trúc, VR cũng cho phép doanh nghiệp có được hình ảnh trực quan để hoàn thành sản phẩm của mình, giảm thiểu sai sót.